Mực in đọng lại trên đầu phun đến một mức nào đó thì sẽ làm bít lỗ phun, đây cũng là tình trạng thường gặp nhất, chất hòa tan trong nước mực phải được bay hơi hết thì mới có thể làm khô bề mặt hình in, vì thế mực in cũng được xem là chất lỏng bay hơi. Khi in, mực thường đọng lại một ít trên bề mặt lỗ phun, phần mực đọng lại này khi bay hơi hết sẽ từ từ làm cho lỗ phun nhỏ đi hoặc làm bít lỗ phun. Do chỉ ở bề ngoài của lỗ phun, nên rất dễ dàng vệ sinh hết, đây cũng chính là nguyên nhân chúng ta phải thường xuyên rửa đầu phun.
Card tinh thể áp điện bị hư: đầu phun sẽ không thể phun mực được, thường thì card tinh thể này chỉ sử dụng khoảng trong 1 năm, trong những xưởng có cường độ làm việc cao thì không thể sự dụng đến 1 năm cũng là điều bình thường.
Card tinh thể áp điện quá tải: hiện tượng là đầu phun lúc ra mực lúc thì không, công nghệ in chuyển nhiệt, đặc biệt trong trường hợp cần phun lượng mực nhiều(tất là lúc hình in cần in dưới chế độ màu đậm)hiện tượng nghẹt sẽ thể hiện rõ nét nhất, lúc này cách tốt nhất là nên thay 1 đầu phun mới.
Lưới lọc bên trong đầu phun bị nghẹt gây nên mực không thể phun ra: những đầu phun đã sử dụng lâu ngày, đặc biệt đối với các xưởng in thường xuyên không chạy hàng vào ca tối, mực in trong đầu phun không lưu động trong thời gian dài, sẽ dễ dính vào lưới lọc và các vách đầu phun, làm cho diện tích lưu động của mực in nhỏ đi gây nên tình trạng không thể phun ra mực. Những thiết bị chuyên dụng hiện nay sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Độ dính của mực in quá cao hay quá thấp
Độ dính của mực in quá cao sẽ khiến tính lưu động của mực in phun thấp, tất là quá lỏng sẽ rất dễ xảy ra tình trạng hút không khí vào, tinh thể điện áp sẽ không thể hút được mực in, đầu phun phun ra chỉ toàn là không khí. Nguyên nhân kể trên có thể khiến đầu phun không thể phun ra mực, vì thế các nhà cung cấp đã khuyên khách hàng nên để mực in tại môi trường sử dụng ít nhất 24giờ trước khi sử dụng. Vì nhiệt độ thấp thì độ dính của mực in tăng cao, ngược lại khi nhiệt độ cao thì độ dính của mực in sẽ giảm, và độ chênh lệch này là khá lớn cho nên khi chúng ta sử dụng 2 loại mực có sự chênh lệch về độ dính chung với nhau, thì rất dễ xảy ra hiện tượng đầu phun không phun ra mực.
Sự cố con chíp điện: khi con chíp điện đã có thời gian sử dụng khá dài hoặc đã bám khá nhiều bụi bẩm hoặc mực, sẽ có ảnh hưởng đến điện áp của đầu phun, gây nên tình trạng đầu phun không thể phun ra mực được.
Loại mực
Một số xưởng sản xuất đã không khống chế được hoá chất làm khô trong mực, làm cho mực in khô quá nhanh dễ làm đầu phun bị nghẹt. Tuy rằng có thể rửa thông, nhưng tình trạng này sẽ tiếp diễn thường xuyên, một khi sử dụng trong thời gian dài mà quên làm thao tác bảo dưỡng đầu phun, thì sẽ gây tổn hại đến đầu phun trong lần sử dụng tếip theo.
Thay đổi mực in thường xuyên: có rất nhiều tình huống khi thay mực in mà không bảo dưỡng tốt đầu phun thì cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động của đầu phun hiện có.
Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sử dụng: nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22-25oC, độ ẩm từ 40-70%, nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến độ dính của mực in, rồi sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu mực trong đầu phun, và đó cũng thường khiến mọi người ngộ nhận là tình trạng “nghẹt đầu phun”.
Điện áp đầu phun
Điện áp thích hợp sẽ khiến đầu phun hoạt động suôn sẻ, có thể khẳng định một điều sự ngộ nhận của mọi người về tình trạng đầu máy in phun bị nghẹt là do bột phấn trong hạt mực có kích thước quá lớn gây nên là không thể điều hoàn toàn không đúng và cũng không thể nào xảy ra. Trừ phi bạn là một người rất có hứng thú trong việc tháo gở bộ lưới lọc của máy. Vì trong quá trình mực đến được đầu phun thì nó đã phải thông qua bộ lọc có lỗ lọc chỉ bằng 1/10 kích thước của lỗ phun, và điều quan trọng hơn nữa là các nhà sản xuất mực in đã sử dụng một hệ thống lọc tinh vi hơn rất nhiều so với hệ thống lọc trên máy để lọc mực rồi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn